Kiêng cữ sau khi sinh: chuyện tắm rửa, gội đầu hay không?
Tập quán kiêng cữ sau khi sinh theo quan niệm dân gian truyền thống cho rằng, trong thời gian ở cữ không nên tắm rửa, gội đầu, nếu không thì sau này toàn thân sẽ thường thấy đau nhức.
Nguyên nhân từ đâu mà lại có quan niệm này? Quan niệm này là đúng hay sai? Hãy cùng Viet-care tìm hiểu xem bác sỹ Tây y và Đông y nói gì về vấn đề tắm gội sau khi sinh.
Nguyên nhân là như thế nào?
Các bà mẹ sau khi sinh, các lỗ chân long trên bề mặt da cơ thể và khe xương đều mở ra, thêm nữa khí huyết suy yếu, nếu trong thời gian ở cữ tắm rửa sẽ khiến gió lạnh xâm nhập vào trong cơ thể, đồng thời ứ trệ lại trong cơ thịt và khớp xương, dẫn đến việc tích tụ khí huyết toàn thân, lưu thông không thuận lợi, về sau này xuất hiện kinh nghiệm không đều, đau nhức xương khớp và cơ.
Kiêng cữ sau sinh đúng cách giúp các mẹ có một cơ thể khỏe mạnh.
Kiêng cữ sau khi sinh: Tây y nói về việc tắm gội
Tập quán “Trong thời gian ở cữ không tắm rửa, gội đầu” là có liên quan mật thiết đến điều kiện sinh hoạt thấp trước kia. Môi trường sinh hoạt trước đây không tốt, không thể mang đến cho các bà mẹ phòng tắm và thiết bị giữ ấm tốt được, nước sử dụng cũng đều là nước giếng và nước sông, vì để tránh cho các bà mẹ bị lạnh, hoặc là tránh nhiễm trùng các vết thương do vi khuẩn trong nước giếng gây ra nên mới tạo thành quan niệm không thể tắm gọi trong thời gian ở cữ. Nhưng điều kiện sinh hoạt hiện nay không giống như trước, hiện nay các bà mẹ có môi trường tắm gội và thiết bị giữ ấm rất tốt, chỉ cân sau khi tắm gội nhanh chóng lau khô, sấy khô tránh cảm lạnh, như thế trong thời gian ở cữ không cân phải hạn chế tắm rửa, gội đầu.
Kiêng cữ sau sinh: Đông y nói về việc tắm gội
Vấn đề “Trong thời gian ở cữ không thể tắm rửa, gội đầu”, quan điểm của Đông Y gần như tương đồng với quan điểm của Tây y. Tuy nhiên, bác sĩ Đông y giàu kinh nghiệm khuyên rằng: trong hai tuần sau khi sinh, thể lực người mẹ vẫn còn yếu, trong thời gian ở cữ có thể đợi sau hai tuần thể lực hồi phục, vào thời gian thích hợp nhất bắt đầu việc tắm gội kỹ.
Trong vòng hai tuần sau khi sinh, các bà mẹ có thể sử dụng gừng để nấu nước tắm hoặc gội đầu, song cần phải nhớ rõ sau khi tắm gội xong phải lau khô cơ thể, sấy khô tóc không được để bị lạnh.
Kết quả so sánh giữa Đông y và Tây y
Trong thời gian ở cữ chỉ cần chú ý giữ ấm, tránh gió, tắm rửa, gội đầu sẽ không sao cả. Hơn nữa, tắm gội trong thời gian ở cữ có lợi cho sức khỏe các bà mẹ.
Thực tế, tắm gội sau khi sinh hông chỉ tốt cho cơ thể mà còn có thể tránh viêm nhiễm da và vết thương ở âm hộ, thúc đẩy vết thương mau lành, đồng thời giúp giải tỏa mệt mỏi sau khi sinh, khiến tâm trạng người mẹ tốt lên. Nhưng nếu không tắm gội thì ngược lại còn không có lợi đối với sự phục hồi sức khỏe cho mẹ, bởi vì sau khi sinh sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi, đào thải máu đẻ va chảy sữa, như vậy sẽ khiến da trở nên rất bẩn, sẽ sinh ra những mùi khó chịu, khiến toàn thân nhễ nhại không thoải mái, trạng thái tinh thần không tốt.
Một số chi tiết nhỏ cần chú ý khi tắm rửa, gội đầu sau khi sinh
1.Nếu âm hộ người mẹ không có vết thương hoặc vết mổ, chỉ cần vừa hồi phục mệt mỏi là có thể bắt đầu tắm gội. Nếu vết thương âm hộ lớn hoặc vết mổ nghiêm trọng, vùng bụng có vết mổ, nhất thiết phải đợi đến vết thương lành khỏi mới lại tắm vòi hoa sen, trước tiên có thể tắm kỳ.
2.Sau khi sinh cần chú ý đến việc tắm gội “mùa đông phòng lạnh, mà hè phòng nóng, mùa xuân thu phòng tránh gió”. Vào mùa hè, nhiệt độ phòng tắm duy trì ở nhiệt độ bình thường là được, khi trời lạnh, phòng tắm phải ấm áp, tránh gió. Nhiệt độ phòng tắm cũng không nên quá cao, như thế dễ khiến trong phòng mù mịt hơi nước, gây ra thiếu khí, khiến các bà mẹ vốn dĩ rất yếu đứng không vững.
3.Nhiệt độ nước tắm thích hợp vào khoảng 38 – 39 độ C, mùa hè cũng không được sử dụng nước lạnh để tắm, tránh sản dịch đào thải không thuận lợi, dẫn đến đau bụng vas au này kinh nguyệt không đều, toàn thân đau nhức.
4.Tốt nhất tắm vòi hoa sen (có thể dưới sự giúp đỡ của ngươi trong gia đình), không thích hợp tắm bồn, để tránh nước bẩn xâm nhập vào âm hộ gây viêm nhiễm.
5.Thời gian mỗi lần tắm không được quá lâu, thường khoảng 5-10 phút là được. Sau khi tắm nhanh chóng lau khô cơ thể, sấy khô tóc, sau khi mặc quần áo xong hãy ra khỏi phòng tắm, tránh cơ thể bị lạnh hoặc bị trúng gió.
Việc kiêng cữ tắm gội sau khi sinh cả tháng trời cần được thay đổi.
Kinh nghiệm kiêng cữ sau khi sinh cho người mẹ sáng suốt
Liệu pháp tắm bằng thảo dược giúp chống gió trừ bỏ sự ẩm ướt: chuẩn bị 50g đại phong thảo khô, 50g sả khô, 50g cỏ lau khô. Cho tất cả các dược liệu vào trong một cái bình và đổ nước vào đun sôi (các bà mẹ không đụng vào nước lạnh), sau đó nước sẽ chuyển sang mau nâu đậm, đợi đến khi nhiệt độ nước cao hơn một chút so với nhiệt độ phù hợp thì có thể tắm được. Trong hơi nước sẽ mang theo hương thơm của sả, khi tắm với nhiệt độ nước hơi cao một chút có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
Cách tắm bằng thảo dược này có thể chống gió trừ bỏ sự ẩm ướt, làm cho toát mồ hôi và tiêu đờm.
Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng rượu gừng, dầu tràm để pha vào nước tắm sau khi sinh. Hoặc sử dụng rượu gừng để lau người, tuy nhiên chú ý bôi thử lên da một ít để thử xem da có bị dị ứng gừng không các mẹ nhé!
Bài viết trong seri bài kiêng cữ sau sinh:
Sau khi sinh phải ở cữ bao lâu?
Khi ở cữ có thể ra ngoài không?
Từ khóa tìm kiếm bài viết tại google:
- kiêng cữ sau sinh
- kiêng cữ sau khi sinh
- kiêng cữ sau sinh mổ
- kieng gi sau khi sinh
- kiêng cữ sau khi sinh mổ
- kiêng cữ sau khi sinh bao lâu