Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh: 24 tiếng sau khi sinh mổ
Chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ 24 tiếng đầu tiên là quan trọng, bởi vì lúc này cơ thể người mẹ yếu cần sự trợ giúp. Vậy chăm sóc như thế nào là đúng cách?
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật, so với sinh thường, lượng máu chảy ra trong phẫu thuật càng nhiều hơn, sau phẫu thuật rất dễ sinh ra viêm nhiễm. Các bà mẹ sinh mổ có sự hồi phục chậm hơn so với sinh thường, thông thường sinh tự nhiên chỉ sau bốn ngày là có thể xuất viện, những sinh mổ lại cần khoảng năm đến bảy ngày mới có thể xuất viện.
Chăm sóc bà mẹ sinh mổ 24h đầu tiên rất quan trọng. (Ảnh: Viet-care dịch vụ chăm sóc sau sinh)
Chăm sóc bà mẹ sinh mổ 6 tiếng sau khi sinh
Hiện nay, thông thường các bà mẹ sinh mổ đều áp dụng phương thức làm tê màng ngoài cột sống, để tránh đau đầu do thuốc tê gây ra sau khi làm phẫu thuật, các bà mẹ cần chú ý giữ đầu nghiêng về một bên, nằm thẳng, không được kê gối.
Y tá sẽ định thời gian giúp các bà mẹ xoa dạ con, quan sát tình hình tử cung co lại và âm đạo chảy máu. Đồng thời cứ cách một khoảng thời gian lại giúp các bà mẹ đo huyết áp, kiểm tra sắc mặt, đo mạch đập và nhiệt độ cơ thể, quan sát màu nước tiểu, lượng nước tiểu mỗi lần đi là bao nhiêu, ống tiết niệu có thông hay không, và ghi chép lại những tình hình này. Ngoài ra còn đặt một túi cát lên bụng người mẹ, giảm lượng máu thấm ra ở vết thương vùng bụng.
Các bà mẹ dự định nuôi con bằng sữa mẹ, sau khi làm phẫu thuật xong trở về giường bệnh có thẻ bắt đầu cho bé bú sữa. Khi cho bé bú làm sao để bé bú mà không gây sức ép lên vết thương. KHi các bà mẹ ho, buồn nôn, nôn mửa, cũng nên ấn len hai bên vết thương để tránh làm nứt vết khâu.
Chú ý, trong vòng sáu tiếng sau khi sinh mổ không nên ăn. Đó là do phẫu thuật dễ dàng khiến ruột chịu kích thích nững chức năng ruột lại chịu ức chế, nhu động của ruột giảm chậm, có khí ích tại trong khoang ruột, do đó, sau khi phẫu thuật sẽ có cảm giác trướng bụng. Để giảm nhẹ lượng khí trướng trong ruột, không được lập tức ăn ngay.
Cần phải đảm bảo vết mổ trong bụng và âm hộ luôn sạch sẽ, khi bị ngứa không được gãi, càng không được dùng những đồ không sạch sẽ lau rửa. Đồng thời, cần phải chú ý quan sát lượng máu chảy ra từ âm đạo của người mẹ, nếu phát hiện vượt quá lượng kinh nghuyệt, cần kịp thời thông báo ngay cho bác sĩ.
Chăm sóc bà mẹ sinh mổ 6 ~ 12 tiếng sau khi sinh
Lúc này, hiệu quả của thuốc tê về cơ bản đã hết, các bà mẹ có thể bắt đầu sử dụng gối. Lúc này tốt nhất nên nằm nghiêng, có thể kê sau lưng chăn hoặc thảm, khiến cơ thể và giường hình hành một góc khoảng 20 ~ 30 độ, như vậy có thể giảm nhẹ những chấn động và cơn đau kèm theo của vết thương khi cơ thể di chuyển, như thế sẽ cảm thấy thoải mái hơn một chút.
Các bà mẹ có thể sẽ bắt đầu cảm thấy đau ở vết thương vùng bụng, lúc này có thể nhờ bác sĩ kê cho một số đơn thuốc, hoặc có thể sử tiêm giảm đau để hóa giải những cơn đau. Tuy nhiên thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ, đặc biệt là sự hồi phục chức năng của ruột, cho nên, thuốc giảm đau không nên sử dụng trong thời gian dài.
Có thể uống một số loại canh thải khí, ví dụ canh cà rốt, nhằm tăng cường sự nhu động của ruột, thúc đẩy việc thải khí, giảm trướng bụng, đồng thời cũng có thể bổ sung lượng nước trong cơ thể. Tuy nhiên, một số thực phẩm dẽ dàng lên men sinh ra nhiêu khí, ví dụ các loại đồ ngọt, đậu vàng, đậu tương, các loại bột lọc, nên ăn ít hoặc không nên ăn chúng, nhằm phòng tránh các vấn đề trướng bụng càng nghiêm trọng hơn.
Phòng khám sau sinh
Khi y tá giúp các bà mẹ ấn dạ con, sẽ cảm thấy rất đau và các mẹ nên cố gắng chịu đựng vì việc này là rất tốt cho cơ thể, sự phụ hồi của các mẹ. Ngoài ra, khi các mẹ truyền nước bên cạnh nên có người chăm nom, nhằm tránh khi truyền xong lại không có ai biết.
Cách chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ. (Ảnh: Viet-care dịch vụ chăm sóc sau sinh)
Chăm sóc bà mẹ sinh mổ khoảng 12 ~ 24 tiếng sau khi sinh
sau khi sinh mổ mười hai tiếng, các bà mẹ dưới sự trợ giúp của người thân hoặc y tá có thể thay đổi vj trí cơ thể, trở mình hoặc cử động chân.
Sau khi mổ, khi nhận biết sự hồi phục, sau dó nên thực hiện hoạt động chân tay, sau hai mươi tư tiếng nên luyện tập trở mình, ngồi dậy, đồng thời rời khỏi giường từ từ hoạt động, nếu điều kiện cho phép nên xuống đất đi lại một chút, vận động có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp vết thương lành nhanh hơn, đồng thời cũng tăng cường nhu động của dạ dày và ruột, sớm đào thải khí ra, ngoài ra còn có thể phòng dính ruột và tắc máu, cùng các bộ phận khác.
Phòng khám sau sinh
Nhiệt độ cơ thể người mẹ nếu tăng quá 37,4 độ C, không nên xuất viện. Các bà mẹ đã xuất viện tốt nhất nên đo nhiệt độ cơ thể 1 lần 1 ngày vào buổi chiều, sớm phát hiện trường hợp không bình thường kịp thời xử lý. Không chỉ có vậy, còn cần phải nghiêm túc quan sát tình hình sản dịch, nếu sản dịch tăng nhiều rõ rệt, nên kịp thời đi khám, tốt nhất là trực tiếp khám và điều trị ở bệnh viện mà mình đã sinh em bé.
Lời dặn dò đặc biệt trong thời kỳ nằm viện
Uống nước
Do ảnh hưởng của thuốc gây tê, lo lắng vết thương đau nhức, các bà mẹ sau khi sinh mổ rất dễ bị táo bón. Để tránh bị táo bón, trong vòng 3 ~ 5 ngày sau khi sinh các bà mẹ phải uống thật nhiều nước, tốt nhất là uống trà nóng hoặc uống nước có độ nóng không thấp hơn nhiệt độ phòng, nhằm thúc đẩy sự nhu động của ruột.
Đi tiểu
Còn về phương diện tiểu tiện, trong vòng 24 ~ 48 tiếng sau phẫu thuật, các bà mẹ đều được gắn ống dẫn nước tiểu, sau khi đợt chức năng của các cơ bàng quang hồi phục có thể tiểu tiện bình thường thì rút bỏ ống tiểu đi. Sau khi bỏ ống ra, các bà mẹ cần phải cố gắng tự mình đi tiểu, nếu cứ để ống dẫn nước tiểu như vậy rất dễ bị viêm nhiễm niệu đạo.
Ngoài ra, chỉ cần thể lực cho phép, sau khi bỏ ống dẫn nước tiểu đi cần phải sớm rời khỏi giường hoạt động, đồng thời dần tăng lượng vận động lên, như vậy không chỉ có thể thúc đẩy sự nhụ động của ruột và dạ con hồi phục như cũ, mà còn có thể tránh dính ruột và viêm tĩnh mạch do tắc máu sau khi phẫu thuật.
Ăn uống
Về vấn đề ăn uống, các bà mẹ sau khi sinh mổ việc ăn uống có thể thay đổi từ dạng lỏng sang thức ăn dạng nửa lỏng, cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Có tể chọn loại canh trứng, cháo,.. nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục dần dần.
Phòng khám sau khi sinh
Sau khi sinh mổ, trong vòng hai tháng sau sinh, các bà mẹ cần phải chú ý kiêng không được nhấc bất kỳ vật gì nặng hơn trọng lượng bé. Trong vòng ba tuần sau khi sinh tốt nhất không được lái xe, bởi vì khi đạp vào các máy móc li hợp, giẫm phanh và đóng cửa đối với các bà mẹ sau khi sinh mổ mà nói là một việc rất tốn sức, khi gặp những tình huống lo lắng, bạn không thể phản ứng nhanh được rất nguy hiểm.
Bài viết cùng chủ đề liên quan các mẹ có thể tham khảo:
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh đúng cách
- Cẩm nang chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau 24 tiếng sinh thường