Nhưng nhiều bà mẹ lại thích ăn đủ thứ, có khi thích cả những thứ khi còn con gái chẳng bao giờ đụng tới. Về cơ bản, thức ăn cho bà bầu khá nhiều món và nếu không bị ốm nghén thì các bà mẹ có thể ăn hầu hết những thức ăn thông dụng.
Nhưng cũng có những món khoái khẩu, dù rất ngon nhưng các mẹ bầu cũng không được ăn nhé! Đó là đồ xông khói, trái táo mèo, nước ngọt có gas, rau chân vịt, đậu phộng, đậu tương, cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá mập các loại gỏi và đồ ăn sống. Các mẹ cũng đừng uống trà quá đặc và quá nhiều cafe nhé.
Câu hỏi này là nhiều mẹ cực kỳ quan tâm đấy. Cháo quẩy hay quẩy chấm nước mắm chua ngọt chiều nào các dì, các mẹ cũng thích, như món ngon vỉa hè. Đi ăn phở mà không có quẩy cũng làm buồn cái miệng. Nhưng mà khi mẹ có bầu thì mẹ phải hi sinh thú tóp tép này thôi, dù chỉ là hai cái mỗi ngày, nếu không bé có nguy cơ mắc bệnh đần độn đấy.
Sở dĩ có nguy cơ là khi rán quẩy, các bác thợ phải cho phèn chua vào cho quẩy thơm ngon hơn, nửa ký bột lại có 15gram phèn chua. Mà phèn chua lại chứa nhôm. Nhôm khi tích lũy lớn nhiều thì sẽ làm cho não thai nhi kém phát triển, rất dễ sinh ra thành ngớ ngẩn.
Gan lợn, pate gan là món mình rất thích. Nhưng từ khi có bầu, chồng kiên quyết không cho đụng đũa đến món nào từ gan. Thực ra thì ông xã có lý.
Không chỉ gan lợn mà tất cả các loại gan động vật thì phụ nữ mang thai không nên ngó tới. Gan là nơi lọc độc tố trong cơ thể, nên nhiều chất độc trong gan có thể ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi. Không chỉ vậy, vì gan có quá giàu vitamin A và chất sắt. Ăn nhiều, vitamin A nạp và cơ thể quá nhiều, thì em bé trong bụng bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều trường hợp xấu, còn sinh quái thai nữa.
Nhà mình cuối tuần hay ăn các món lẩu: lẩu bò, lẩu gà, lẩu nấm, bò nhúng dấm. Nhưng đọc sách báo, mình thấy các bác sỹ cảnh báo rằng đây là món ăn rất dễ khiến các mẹ bị bệnh sán lá cũng như bệnh ký sinh trùng.
Lý do là khi mang bầu, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của đường ruột bị giảm trương lực, chính vì thế đường ruột và dạ dày rất dễ bị tổn thương. Nếu thèm lẩu, các mẹ chỉ nên ăn ít và món ăn phải chín hoàn toàn nhé
Mùa này đang mùa nhãn ngon, to, mọng nước. Chè long nhãn thì mẹ nào cũng thích rồi. Nhưng khi mẹ mang thai thì thường bị nóng trong người, với nhiều triệu chứng như miệng đắng, họng đau, táo bón… Mà long nhãn thì lại ngọt, ấm, ăn vào thì sẽ tăng nóng trong người, dễ gây động thai, đau tức bụng dưới. Nhiều người mẹ dễ sảy thai do mê nhãn lồng khi thai kỳ đã đến tháng thứ 7.
Nếu các mẹ thèm thì ráng chịu đến khi mẹ tròn con vuông, uống nước long nhãn sẽ tốt cho cơ thể. Hoặc nấu cháo long nhãn với gạo nếp, hạt sen… sẽ bổ huyết.
Mình thấy mẹ chồng nói rằng khi sinh xong, nên ăn đu đủ nấu cháo móng giò lợi sữa. Nhưng khi mang bầu, mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh hoặc nộm đu đủ.
Tìm hiểu theo nguồn Đông y, đu đủ xanh khiến các mẹ khó thụ thai và dễ dẫn đến sảy thai. Đu đủ xanh có chứa chất gây ức chế hormon progesterone gây cản trở thụ thai và chất papain sẽ phá hủy màng tế bào phôi thai, dẫn đến hư thai.
Thực ra, đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng và chữa bệnh như ung thư, tim mạch và chống oxi hó, thiểu năng tuyến tụy…Và đây cũng là món bổ dưỡng. Chỉ tiếc là nó gây hại trực tiếp đến thai nhi trong bụng. Đu đủ vườn nhà quanh năm có, mẹ chịu khó chờ sinh bé rồi tiếp tục món ngon nhé.
|
Tháng 3 với Viet-care có nhiều điều bất ngờ và những hoạt động thú vị.
Bí quyết nào giúp chị Hà-Bắc Linh Đàm giảm 15cm vòng bụng trong vòng 1,5 tháng-hãy cùng Viet-care đi tìm hiểu qua những chia sẻ từ chị Hà.