Cham soc sau sinh

Tư vấnicon Dinh dưỡng cho bà bầuiconBật mí bí quyết để có 1 thai kỳ khỏe manh

Bật mí bí quyết để có 1 thai kỳ khỏe manh icon

Tất cả các phụ nữ đang mang thai đều mong muốn mình có một thai kỳ khỏe mạnh, không biến chứng bí quyết đơn giản để đạt được điều đó chính là chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trong suốt thai kỳ, phụ nữ mang thai phải đối mặt với rất nhiều biến chứng như thiếu máu, cao huyết áp, các bệnh tuyến giáp, tiểu đường thai kỳ, sinh non và sinh con nhẹ cân… Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, những vấn đề trên sẽ được khắc phục nếu người mẹ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ.

Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống thích hợp và bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin C và E có thể ngăn ngừa bệnh tật của người mẹ trong quá trình mang thai và sinh con.  Vitamin A, magiê, dầu cá, và kẽm có thể làm giảm tử vong mẹ. Sắt và acid folic làm giảm bệnh thiếu máu. Canxi làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiền sản giật và cao huyết áp.

Rất nhiều nghiên cứu cho rằng một nguyên nhân chính gây ra các biến chứng khi mang thai là không tối ưu dinh dưỡng. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của biến chứng thai kỳ có thể giảm xuống thông qua sự cải thiện dinh dưỡng của người mẹ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai so với lúc không mang thai được so sánh theo bảng sau:

Nhu cầu

Phụ nữ bình thường

Phụ nữ mang thai

Năng lượng

2200 – 2300 Kcal

Thêm 350 Kcal

Protein (g)

55

Thêm 15

Can-xi (mg)

500

1000

Sắt (mg)

24

30

Vitamin A (mcg)

500

600

Vitamin B1 (mg)

0,9

Thêm 0.2

Vitamin B2 (mg)

1,3

Thêm 0,2

Vitamin PP (mg)

14,5

Thêm 2,3

Vitamin C (mg)

70

Thêm 10

bi quyet cho thai ky khoe manh

Về Năng lượng:

- Mỗi ngày, một thai phụ cần được cung cấp thêm 350 Kcalo so với lúc không mang thai để có thể tạo nên một trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3kg đến 3,4kg và phục vụ cho các chuyển hóa trong cơ thể của thai phụ.

Chất đạm:

- Một thai nhi cần rất nhiều chất đạm để có thể tăng trưởng và tích tụ protein.

- Lượng đạm tăng thêm được khuyến nghị bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia là 15g mỗi ngày.

- Nguồn đạm tốt cho thai phụ có trong hầu hết các thực phẩm dùng hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, phó mát, ngũ cốc và các loại đậu v.v…

- Thai phụ cũng cần được cung cấp đầy đủ một số axit amin thiết yếu (như Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine) trong khẩu phần ăn hàng ngày vì cơ thể không thể tổng hợp được các axit amin này.

Như vậy tăng lượng đạm là cần thiết để duy trì một thai kỳ thành công

Chất sắt:

- Thiếu máu do thiếu chất sắt rất thường gặp ở phụ nữ mang thai (chiếm từ 30-35%).

- Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt là da xanh, niêm mạc nhợt, cơ nhão, làm việc mau mệt và ưa buồn ngủ.

- Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt khi có thai là: kết quả thai kỳ kém (không đạt được mẹ tròn con vuông), trẻ sinh ra nhẹ cân, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cao ở cả mẹ lẫn con.

- Sắt là vi chất duy nhất được Tổ chức y tế thế giới khuyên nên bổ sung cho phụ nữ mang thai, mỗi ngày cần bổ sung từ 30 – 60mg sắt. Thời gian bổ sung kéo dài từ khi biết có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng. Nên uống viên sắt giữa các bữa ăn với các thức uống không phải là sữa, trà, cà phê.

- Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: các loại thịt, huyết, trứng, gan, tim, các loại rau lá có màu xanh đậm. Sắt có trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn sắt có trong thức ăn thực vật.

Axít Folic (vitamin B9):

bi quyet khoe manh trong thai ky 3

Các thực phẩm giàu axit Folic

- Axít Folic có vai trò quan trọng trong việc phân chia các tế bào: chúng tham gia trong quá trình tạo ra tế bào hồng cầu và giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thiện ống thần kinh của thai nhi.

- Hậu quả của thiếu Axít folic là khiếm khuyết ống thần kinh gây ra thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và gai đôi cột sống.

- Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kỳ, nên việc bổ sung Axít folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung axít folic giúp giảm được từ 50 đến 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.

- Liều bổ sung là từ 0,4 – 0,8mg trong một ngày.

- Thực phẩm có chứa nhiều axit folic là thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành v.v…

Lưu ý: axit folic acid dễ bị hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.

Làm thế nào để chắc chắn bạn có chế độ dinh dưỡng tối ưu nhất?

Thai phụ trước tiên phải thực hiện theo những lời khuyên dinh dưỡng, bao gồm:

•    Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:

    Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.

    Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.

bi quyet khoe manh trong thai ky 4

Dinh dưỡng đầy đủ quyết định một thai kỳ khỏe mạnh

    Khẩu phần ăn cần tăng hợp lý theo từng giai đoạn mang thai và điều chỉnh theo yêu cầu của bác sĩ

•    Ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả…

•    Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.

•    Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

•    Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:

    Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…

    Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…

    Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…

    Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Nếu có một chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn sẽ vượt qua giai đoạn thai kỳ một cách khỏe mạnh và dễ dàng,  các nguy cơ như dị tật bẩm sinh, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non…và các bệnh khác con bạn có thể gặp trong tương lai cũng sẽ được hạn chế một cách tối đa.


(Sưu tầm)

Đăng Ký

Other News

Ho tro cham soc sau sinh
19004758
0422 310 668
0916 986 289
Blog làm đẹp sau sinh Viet-Care
Blog cham soc sau sinh Viet-Care: Blog tháng 3

Blog tháng 3

Tháng 3 với Viet-care có nhiều điều bất ngờ và những hoạt động thú vị.

Blog cham soc sau sinh Viet-Care: Tập 2- Giảm 15cm trong vòng 1,5 tháng Thành công nhờ sự kiên trì

Tập 2- Giảm 15cm trong vòng 1,5 tháng Thành công nhờ sự kiên trì

Bí quyết nào giúp chị Hà-Bắc Linh Đàm giảm 15cm vòng bụng trong vòng 1,5 tháng-hãy cùng Viet-care đi tìm hiểu qua những chia sẻ từ chị Hà.