“Da dẻ của các sản phụ căng mịn, không còn nhăn nheo như trước đó một tuần. Tinh thần cũng lạc quan hơn”, Ngọc kể lại.
Báo: Tiếp thị và gia đình. Số 25 (4.7.2011)
“ Hãy đi nhiều. Biết đâu trên các chuyến hành trình đó, bạn sẽ tìm thấy một công việc thú vị” , Trần Thanh Ngọc chia sẻ bí quyết nghề nghiệp.
Trần Thanh Ngọc cho biết: “ Nếu muốn mở một cơ sở dịch vụ liên quan đến sức khỏe con người, bạn nên dành thời gian nghiên cứu tài liệu khoa học, tư vấn và tham khảo ý kiến của các bác sỹ. Sau đó, bạn cần có quá trình thử nghiệm trước khi phát triển khai dịch vụ rộng rãi”. Đây là công việc đặc biệt nên bạn đừng quên tâm sự với sản phụ, giúp họ vượt qua giai đoạn tự ti về thay đổi hình dáng hoặc trầm cảm ( nếu có).
Nếu bạn sắp sinh và muốn được chăm sóc, có thể liên lạc điện thoại 0916 986 289 để được Thanh Ngọc tư vấn.
Thấy Ngọc xếp quần áo vào ba lô, mẹ cô lắc đầu: “ Con gái lớn mà vẫn ham chơi”. Nghe mẹ trách, Ngọc mỉm cười như hối lỗi rồi dắt xe máy ra khỏi nhà. Đến điểm hẹn, cô đã thấy máy người bạn đứng chờ. Cả nhóm lên xe, hướng về huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Những cơn gió rít lên từng hồi vẫn không ngăn được khát khao khám phá của cô gái 8X này. Ngọc bảo chuyến đi đặc biệt ấy đã “mai mối” cô đến với công việc thú vị: Nghề chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ sau khi sinh.
Từ câu hỏi “ Tại sao?”
Đến Văn Chấn, Ngọc nhìn thấy những phụ nữ Dao miệt mài phát cỏ trên ngọn đồi hoang. “ Tại sao giữa cái lạnh thấu xương, các bé vẫn ngủ ngon lành trong chiếc địu trên lưng mẹ?”, cô thầm nghĩ.
Ngọc dừng xe, mon men đến bắt chuyện và khá bất ngờ khi biết có bé mới sinh được hai tuần. “Tại sao chị không nghỉ ngơi mà lại đi làm sớm thế? Không giữ sức khỏe, sau này mệt lắm đấy”, Ngọc xót xa, hỏi người mẹ. “ Ôi dào, người trên núi sinh xong đều xông bằng lá cấy rừng nên chỉ một tuần sau đã đi làm rồi”, người mẹ trả lời. Ngọc ngạc nhiên vô cùng. Mấy người chị của cố sau khi sinh con, kiêng cữ đủ thứ mà tay vẫn run, hình dáng sồ sề, đâu thon gọn, nhanh nhẹn như người phụ nữ này. “ Chẳng lẽ lá cây rừng hữu ích vậy sao?”, Ngọc nghĩ. Tuy nhiên, sau này cô vẫn tiếc hùi hụi vì không mang loại lá ấy về thành phố đẻ khoe với mọi người.
Một ngày, Ngọc đến thăm chị họ mới sinh. Ngọc bất ngờ khi người phụ nữ sinh đẹp trước kia nay đầu bù tóc rối, liên tục gãi đầu vì nửa tháng kiêng không tắm gội. Ngọc liền nhớ đến loại lá rừng của người Dao xông sau khi sinh. Bất chợt, một ý nghĩ lóe lên: “ Tại sao mình không mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia cho sản phụ sau khi sinh bằng các bài thuốc dân gian?”.
Tuy nhiên, chỉ với kinh nghiệm là mấy bài thuốc dân gian ghi trong cuốn sổ tay, chồng con chưa có, làm sao hành nghề? Thế là Ngọc đành đi tìm việc khác. Vốn là người thích hoạt động xã hội, Ngọc tham gia vào một tổ chức cứu trợ trẻ em. Trong một chuyến công tác đến Huế, qua người quen, Ngọc gặp được một bà mụ chuyên giúp sản phụ hồi phục sức khỏe sau khi sinh bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với bài thuốc dân gian. Đợt công tác kéo dài một tuần nên cô đã học hỏi và thấy được hiệu quả của phương pháp này. “Da dẻ của các sản phụ căng mịn, không còn nhăn nheo như trước đó một tuần. Tinh thần cũng lạc quan hơn”, Ngọc kể lại.
Ý tưởng điên rồ
Sau chuyến đi đó, cô quyết tâm bắt tau vào thực hiện ước mơ mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho sản phụ sau khi sinh. Người thân và bạn bè biết chuyện đều cho rằng đó là ý tưởng điên rồ vì chẳng có ai chưa sinh nở lần nào lại dám mạo hiểm mở dịch vụ liên quan đến sản phụ. Tuy nhiên Ngọc nghĩ, muốn khách hàng tin tưởng, mình phải tìm hiểu thêm về phương pháp chăm sóc sản phụ. Cô xin nghỉ việc tại tổ chức cứu trợ trẻ em để dành trọn thời gian học hỏi.
Hàng ngày, Ngọc truy cập vào các website về dịch vụ y tế của một số nước Châu Á đẻ xem các bác sỹ hướng dẫn trực tuyến cách chăm sóc sản phụ. Ngọc trở lại Huế tìm bà mụ để học hỏi kinh nghiệm. Cô còn nhờ bạn bè ở Nhật và Hàn Quốc sưu tầm các tư liệu về y học từ một số bệnh viện trong nước đưa ra các phương pháp xoa bóp và bấm huyệt kết hợp các bài thuốc dân gian.
Khi đã tự tin với kiến thức của mình, Ngọc thành lập công ty TNHH Dịch vụ Chăm sóc gia đình Triều Gia vào tháng 4/2010 tại số 8/116 Nguyễn Văn Trỗi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Vị khách đầu tiên là đồng nghiệp của Ngọc. Để chị này đồng ý tham gia dịch vụ, Ngọc đã phải thuyết phục nhiều lần. Tuy nhiên, sau khi sinh một tháng, chị mới nhận lời. Ngọc cẩn thận mời bà mụ từ Huế ra để hướng dẫn phương pháp phục hồi sức khỏe. Đầu tiên, cô gội đầu khô cho khách rồi xông hơi bằng sả, tía tô, ngải cứu. Ngọc còn kết hợp xoa bóp cơ thể nhẹ nhàng với nghệ hoặc thảo dược, bôi rượu gừng giữ ấm bụng và quấn bụng bằng thuốc Nam giúp săn chắc. Cô chia sẻ: “ Sản phụ sau khi sinh dễ stress nên việc xoa bóp sẽ giúp họ thư giãn, xóa tan cảm giác lo âu”.
Một ngày, hai ngày vẫn không thấy khách hàng nhận xét gì, Ngọc buồn lắm. “ Tuy nhiên, hai tuần sau, vị khách hàng đầu tiên đã có phản hồi tích cực. Chị ấy bảo thấy bụng mình nhỏ đi, da bớt sạm, vết rạn đang có dấu hiệu mờ đi. Quan trọng hơn, chị trở lại con người vui vẻ, hoạt bát như trước kia. Chị đã giới thiệu thêm nhiều khách hàng cho tôi”. Ngọc hồ hởi nói.
Ước mơ Trung tiến và Nam tiến
Tiếng lành đồn xa, số lượng các bà bầu gọi điện về công ty đặt trước dịch vụ ngày một nhiều. Vì vậy, Ngọc bắt đầu nghĩ đến tuyển dụng và đào tạo lao động. Hiện nay, lượng khách hàng tin tưởng, ký hợp đồng với công ty liên tục gia tăng.
Ngọc bảo không phải phụ nữ nào có điều kiện kinh tế cũng có thể tham gia dịch vụ. Cô nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ chồng cằn nhằn vì không muốn con dâu có người chăm sóc mà phải tự thân vận động. Thế là Ngọc phải giải thích với bà rằng phụ nữ mang nặng đẻ đau rất vất vả nên xứng đáng được chăm sóc sức khỏe sau khi sinh. Rất may, cũng có mẹ chồng hiểu chuyện.
Bây giờ, mong muốn lớn nhất của Ngọc là có thể sử dụng dịch vụ này tại TP. HCM và Đà Nẵng.
Tiểu Thúy
Đăng Ký