Phù nề trong thời kỳ mang thai
Sau khi mang thai, cơ thể, chân tay, mặt mũi bị sưng phù lên gọi là phù nề trong thời kỳ mang thai, hay còn gọi là tử thũng. Nếu sau 7,8 tháng mang thai, chỉ có chân bị sưng phù, còn các phần khác không sao, là một hiện tượng bình thường ở cuối thời kỳ mang thai, có thể không cần điều trị, sinh xong sẽ tự khỏi. Hãy cùng Viet-care tìm hiểu nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục chứng bệnh này.
Bệnh này thường xuyên xảy ra ở giữa hoặc cuối thời kỳ mang thai, có mức độ nặng nhẹ giống nhau. Người nhẹ thì không chữa cũng tự khỏi, còn người nặng thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Dựa theo biểu hiện lâm sàng có thể phân làm 3 loại phù nề là lá lách bị suy, thận suy và khí tích tụ. Loại lá lách suy có triệu chứng sau khi mang thai vài tháng thì mặt mũi và chân tay sưng phù hoặc lan rộng ra toàn than, màu da vàng nhạt hoặc trắng bệch, da mỏng và không có độ bong, tức ngực, hết hơi, lười nói, nhạt miệng, chán ăn, phân loãng và ít. Loại thận hư có triệu chúng sau khi mang thai một vài tháng, mặt và chân tay sưng phù, đặc biệt là chân, ấn vào không thể trở lại vị trí cũ, tim đập nhanh, hết hơi, chân lạnh ngược lên trên, lưng buốt, không có sức. Loại khí tích tụ có triệu chứng khoảng 3, 4 tháng sau khi mang thai, trước tiên là chân bị phù, sau dần dần đến đùi, da có màu không đổi, tùy theo hoạt động thì cảm thấy chóng mặt, chỗ sưng, đau, trướng sườn, tức ngực, ăn ít.
* Một vài mẹo chữa phù nề :
Pha một thìa nước chanh (hoặc nước cam) vào cốc nước ấm và uống hàng ngày. Cách này rất hữu hiệu để giảm chứng phù nề ở chân trong suốt thời kỳ mang thai.
- Uống 2-3 cốc sữa mỗi ngày cũng có tác dụng giảm thiểu đôi chân sưng phù. Sữa còn có tác dụng bài tiết độc tố trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe.
- Uống đủ nước trong suốt thai kỳ. Nước là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, tránh phù nề.
- Tăng cường thực phẩm giàu protein như đậu Hà Lan, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thức ăn giàu vitamin, canxi, kẽm và sắt. Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C như hạt hướng dương, khoai lang, mầm lúa mạch, rau chân vịt cũng cho tác dụng tương tự.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như bắp cải, táo, đu đủ, ổi…
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều muối.
- Hạn chế trà, cafe và tránh những hoạt động thể chất nặng, gây sức ép lên bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Hạt vừng cũng có tác dụng giảm sưng phù đôi chân khi mang thai. Thả 15-20 hạt vừng chín vào một cốc nước ấm và dùng vào buổi sáng (lúc chưa ăn gì). Ngoài ra, bạn có thể pha đường chiết xuất từ dầu cọ với nước ấm và uống hàng ngày.
- Đi bộ nửa giờ đồng hồ mỗi ngày. Giữ cho bản thân luôn năng động là cách chống sự tích tụ chất lỏng ở chân.
- Tập Yoga thường xuyên sẽ khiến hệ thống tuần hoàn lưu thông tốt, giảm sưng phù ở chân. Yoga cũng có tác dụng giảm thiểu stress, cân bằng tinh thần.
- Bạn không nên đứng lâu trong thời gian dài. Tư thế này sẽ trực tiếp đẩy chất lỏng ứ đọng ở nửa dưới cơ thể và khiến đôi chân “sưng mọng”.
- Đặt vài chiếc gối kê chân khi nằm hoặc khi ngồi. Nó sẽ giúp máu lưu thông tốt xuống khu vực bàn chân.
- Tuyệt đối không hút thuốc hoặc uống rượu khi mang bầu.
- Mặc quần áo, đi tất chân thoải mái, rộng rãi để không làm nghẽn sự lưu thông máu xuống bàn chân. Nên chọn những loại tất chân nhẹ và mỏng.
- Mang giày dép quá chật là yếu tố tăng phù nề ở chân. Nguy hiểm hơn hành vi này còn làm tăng nguy cơ viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Vì vậy, bạn nên chọn những loại giày dép thoải mái, đế thấp. Nếu có điều kiện, bạn nên tranh thủ tháo giày để máu ở chân có cơ hội lưu thông tốt.
- Ngâm chân trong nước ấm 15-20 phút mỗi ngày. Cách này giúp đôi chân thư giãn, giảm phù nề.
* Các bài thuốc trị bệnh phù nề khi mang thai bằng Gừng :
Canh cá chép nấu gừng tươi :
- Nguyên liệu : 15g gừng tươi, 10g bạch truật, 15g phục linh, 10g trần bì, 10g bạch thược, 10g đương quy, cà chép 1 con khoảng 500g.
- Cách chế biến : cá chép đánh vảy và nội tạng; các vị thuốc còn lại rửa sạch, bọc vào trong vải xô sạch, cho vào nấu với cá chép khoảng 1 giờ, bỏ bọc thuốc, ăn cá uống canh, ăn khi đói.
- Công dụng : Dùng trị phù nề trong thời kỳ mang thai do lá lách suy, mặt mũi chân tay sưng phù, da có màu vàng nhạt, mỏng, chán ăn, phân loãng và ít, thiếu hơi, lười nói.
Canh cá chép nấu gừng khô bổ thận :
- Nguyên liệu : 15g gừng khô, 30g đỗ trọng, 30 câu kỷ tử, cá chép 1 con khoảng 500g.
- Cách chế biến : Cá chép đánh bỏ vẩy và nội tạng; các vị thuốc còn lại rửa sạch, bọc vào trong vải xô sạch; cho vào nấu với cá chép khoảng 1 giờ, bỏ bọc thuốc; ăn cá, uống canh, ăn khi đói.
- Công dụng : Dùng trị phù nề trong thời kỳ mang thai do thận hư, mặt và chân tay sưng phù, đặc biệt là phần dưới thắt lưng, chân tay thiếu ấm, lưng và đầu gối không có sức.
Bánh phục linh, gừng và quế :
- Nguyên liệu : 3g gừng khô, 3g quế, 30g phục linh bỏ vỏ.
- Cách chế biến : Gừng và quế nghiền thành bột; phục linh cũng nghiền thành bột; trộn đều 3 vị với nhau, cho them một ít bột mì, đường trắng vào trộn đều, làm thành bánh, cho vào nồi hấp chín; ăn bánh, mỗi lần khoảng 15g.
- Công dụng : Dùng trị phù nề trong thời kỳ mang thai do thận hư, mặt và chân tay sưng phù, đặc biệt là phần dưới thắt lưng, chân tay thiếu ấm, lưng và đầu gối không có sức.
Nước vỏ gừng và hoàng kỳ :
- Nguyên liệu : Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao mỗi loại 30g, 30g vỏ phục linh, 30g hoàng kỳ, 5 quả táo tàu.
- Cách chế biến : Cho Các vị thuốc trên vào 500ml nước nấu đến khi còn 300ml; bỏ bã, cho một ít đường trắng vào, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
- Công dụng : Dùng trị phù nề trong thời kỳ mang thai do lá lách hư, mặt và chân tay sưng phù, hoặc lan ra cả toàn than.
Tương gừng, táo, nhãn lồng (long nhãn) và mật ong :
- Nguyên liệu : 250g táo tầu, 250g long nhãn, 250 ml mật ong, 2 thìa canh nước ép gừng.
- Cách chế biến: Táo tàu bỏ hạt, rửa sạch, bỏ vào nồi nhôm cùng long nhãn; cho them nước, đun chin khoảng 7 phần thì cho nước gừng và mật ong vào đun sôi, đảo đều, để nguội, cho vào bình dự trữ, có thể ăn thường xuyên.
- Công dụng : Dùng trị phù nề chân tay sau khi mang thai, kèm theo triệu chứng như mất sức, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch.
* Tác dụng làm đẹp sau khi sinh của Gừng
Bài viết liên quan: chăm sóc sau sinh tại nhà – chăm sóc trẻ sơ sinh – Blog khách hàng chia sẻ phương pháp làm đẹp sau sinh
Tin liên quan:
* Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách chữa nấc cho bé
* Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách tắm bé an toàn
* Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách chữa bệnh khóc dạ đề ở trẻ
* Chăm sóc trẻ sơ sinh: Những điều cần biết khi trẻ bị sốt
* Gói chăm sóc dịch vụ: 15 Buổi da sáng hồng, eo thon gọn
Hiện nay có một số Website sao chép bài viết của Viet-care để làm tư liệu cho Website của mình. Viet-care đề nghị các Website khi sao chép bài phải để rõ nguồn bài viết từ " Viet-care
|
Tháng 3 với Viet-care có nhiều điều bất ngờ và những hoạt động thú vị.
Bí quyết nào giúp chị Hà-Bắc Linh Đàm giảm 15cm vòng bụng trong vòng 1,5 tháng-hãy cùng Viet-care đi tìm hiểu qua những chia sẻ từ chị Hà.