Cham soc sau sinh

Tư vấnicon Chăm sóc trẻ sơ sinhiconSốt ở trẻ sơ sinh - Những điều cần biết

Sốt ở trẻ sơ sinh - Những điều cần biết icon

Sốt là gì, đâu là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sốt ở trẻ, biểu hiện như thế nào và cách điều trị ra sao.

Dưới 3 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với sức khỏe của trẻ, vì đây là giai đoạn sức đề khàng của bé rất yếu. Dễ bị nhiễm các bệnh lây nhiễm. Và sốt là triệu chứng quan trọng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở bé. Viet-Care sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu sốt là gì, đâu là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sốt ở trẻ, biểu hiện như thế nào và cách điều trị ra sao. 

Sốt ở trẻ sơ sinh - Những điều cần biết


Sốt là gì ?

Sốt được định nghĩa là nhiệt độ ơ thể tăng lên ít nhất 1 ( 0,5 độ với trẻ dưới 3 tháng tuổi ) độ so với mức bình thường 37 độ. Nhiệt độ của trẻ thường chênh nhau khoảng 2 độ, phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh bé, độ dày quần áo, mức độ áp lực hay mức độ hoạt động trong ngày. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi nhiệt độ của bé lớn hơn 37,5 độ bạn cần đưa bé đến bác sỹ để kiểm tra.


Yếu tố nào gây sốt ?

Hầu hết các trường hợp sốt là biểu hiện của cơ thể chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn hoặc virus cấp tính. Sự tăng nhiệt độ tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Đồng thời sản sinh các tế bào bạch cầu chống lại bệnh.

Sốt ở bé sơ sinh thường đi kèm những chứng bệnh khác như đau họng, cảm, nhiễm trùng tai; thỉnh thoảng, sốt là triệu chứng của một loại bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.

 

Tại sao bé hay bị sốt ?

Hệ thống kiểm soát thân nhiệt của bé vẫn chưa hoàn thiện. Bé thường bị sốt do một số nguyên nhân thường thấy sau : 

- Virus : Phần lớn sốt là do vi khuẩn hoặc virus nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với vi khuẩn, virus bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

- Mất nước : Một số bé không nhận đủ sữa mẹ thân nhiệt tăng cao, gây sốt. Điều này thường xuất hiện ở ngày thứ 2-3 sau khi chào đời. Bé có thể bị mất nước do bú kém, sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục. 

- Mặc quá nhiều quần áo : Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.

- Tiêm chủng : Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.

 

Triệu chứng của sốt như thế nào ?

Bản thân sốt không phải là bệnh mà là phản ứng của cơ thể trẻ với các tác nhân gây bệnh. Bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay khi thấy trẻ dưới 3 tháng tuổi có thân nhiệt tăng trên 37,5 độ C hoặc trẻ từ 3-6 tháng tuổi có thân nhiệt 38 độ C. Nếu trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu khác như: phát ban, khó chịu, bú kém, khó thở, nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục, có biểu hiện mất nước hoặc hôn mê cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy:

Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện trẻ đi tiêu có máu trong phân (màu máu có thể đỏ tươi hoặc sẫm, đen), trẻ đi phân lỏng hơn 6 lần/ngày hoặc có dấu hiệu mất nước, phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Trẻ bị nôn mửa:

Trẻ nhỏ “nôn ọe” một, hai lần thì không gây nguy hiểm. Nhưng nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên thì cũng là dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt khi trẻ nôn ra dịch màu xanh hoặc có máu.


Trẻ cảm thấy khó thở:

Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó thở, bạn cũng nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu trẻ khó thở:

- Trẻ thở gấp, nhịp thở nhanh hơn bình thường.

- Quan sát phần giữa xương sườn hoặc phần bụng trên có bị lõm khi trẻ hít vào không.

- Trẻ thở ra hổn hển.

- Đầu trẻ gật gù.

- Môi và da tái nhợt.


Rốn đỏ, rỉ dịch và chảy máu:

Khi thấy chỗ rốn hoặc dương vật của bé đỏ lên, rỉ dịch hay chảy máu, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì thường đó là những dấu hiệu nhiễm trùng.


Trẻ bị phát ban:

Phát ban cũng là dấu hiệu phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng hết sức lưu ý khi triệu chứng nổi mẩn đỏ trên vùng da rộng, đặc biệt là trên mặt, hoặc đi kèm với biểu hiện sốt, rỉ dịch, chảy máu, sưng…


Cảm lạnh:

Đa số trẻ sơ sinh hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nguyên nhân do virus. Các triệu chứng liên quan khi nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc cảm lạnh thường là: bé sốt, kén ăn trong vài ngày đầu, sổ mũi kéo dài 1-2 tuần, triệu chứng ho có thể đến 2-3 tuần sau mới khỏi.

Theo dõi trẻ, nếu thấy các triệu chứng trên ngày càng trở nên nghiêm trọng thì bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chăm sóc và điều trị.


Điều trị như thế nào ?

Khi trẻ bị sốt nhẹ:

Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống nhiều nước.

Với bé dưới 1 tháng tuổi, bạn không nên tự ý cho bé uống bất kỳ thuốc giảm đau, hạ sốt nào,  thay vào đó, bạn nên đưa bé đi khám nếu bé có dấu hiệu sốt. Bạn cũng có thể lau người cho bé bằng nước ấm nhưng không nên pha thêm cồn vào nước.

Trong khoảng thời gian bé bị sốt kéo dài, bạn vẫn nên cho bé “ti mẹ” như bình thường. Khi bé xuất hiện các dấu hiệu bị mất nước như khô miệng, đi tiểu ít, ít nước mắt, mắt bị trũng xuống, bạn nên đưa bé đi khám vì bé có thể được bác sĩ chỉ định truyền chất điện phân để bổ sung lượng nước đã mất.

Nếu bé bị sốt do nhiễm trùng, bé sẽ xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh rất nhanh. Đó là lý do vì sao bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. 

 

Sốt ở trẻ sơ sinh - Những điều cần biết


Lưu ý khi cặp nhiệt độ cho bé : 

Với bé sơ sinh, cha mẹ nên dùng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn. Nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử thay vì loại thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân dễ bị vỡ, gãy trong quá trình sử dụng. Nhiệt kế điện tử rất dễ đọc kết quả vì phần đuôi của loại nhiệt kế này sẽ hiển thị số đo nhiệt độ, như trên đồng hồ điện tử. Phần lớn các loại nhiệt kế điện tử sẽ cho kết quả tương đối chính xác trong vòng vài chục giây đến hai phút sau đó.

Đo nhiệt độ ở nách: Cách này đơn giản hơn cách đo ở hậu môn nhưng nhược điểm của nó là dễ bị sai số (có thể thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn khoảng 0,5ºC). Nếu muốn dùng nhiệt độ cặp nách cho bé, cha mẹ nên chú ý những điểm sau:


- Trước khi cặp nhiệt độ, cha mẹ nên lau khô nách cho bé để nhiệt kế được tiếp xúc trực tiếp với da.
- Kẹp đầu nhọn của nhiệt kế vào nách bé; sau đó, bạn nên giữa cánh tay đang cặp nhiệt độ của bé áp sát dọc theo cơ thể. Đảm bảo rằng, đầu nhọn của nhiệt kế nằm hoàn toàn trong nách của bé.
- Đợi khoảng 1-2 phút trước khi bạn rút nhiệt kế ra khỏi nách bé và bắt đầu đọc kết quả. Nhiệt kế điện tử thường có dấu hiệu thông báo khi nó đã thực hiện xong nhiệm vụ.


Hai phương pháp đo nhiệt độ không an toàn cho trẻ sơ sinh Nhiệt kế đo ở miệng vì bé khó giữ yên nhiệt kế dưới lưỡi trong một khoảng thời gian nhất định; Nhiệt kế đo ở tai.


Lưu ý : Hãy đưa ngay bé tới các cơ sở y tế để khám ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của sốt để bé được chăm sóc tốt nhất.


 Chamsocsausinh.com


Bài viết liên quan: chăm sóc sau sinh tại nhà – chăm sóc trẻ sơ sinh – làm đẹp sau sinh


Tin liên quan:


* Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách chữa bệnh khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

* Chăm sóc sau sinh tại nhà: Giảm eo với phương pháp Jumba

* Làm đẹp sau sinh: Bí ấn nghệ mặt hạ thổ xứ Huế

* Gói dịch vụ: Gói chăm sóc VIP

* Gói dịch vụ: Liệu trình cơ bản


Hiện nay có một số Website sao chép bài viết của Viet-care để làm tư liệu cho Website của mình. Viet-care đề nghị các Website khi sao chép bài phải để rõ nguồn bài viết từ " Viet-care , chăm sóc sau sinh"

Đăng Ký

Other News

Ho tro cham soc sau sinh
19004758
0422 310 668
0916 986 289
Blog làm đẹp sau sinh Viet-Care
Blog cham soc sau sinh Viet-Care: Bí quyết giúp tâm hồn luôn thoải mái sau sinh

Bí quyết giúp tâm hồn luôn thoải mái sau sinh

Vị khách hàng mà blog Viet-Care muốn giới thiệu cho các bạn ngày hôm nay là một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp và thân thiện của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Blog cham soc sau sinh Viet-Care: Nữ doanh nhân trải lòng với Chăm sóc sau sinh

Nữ doanh nhân trải lòng với Chăm sóc sau sinh

Hãy cùng Blog Viet-Care chia sẻ để cảm nhận đôi điều về phía sau sự thành đạt của các nữ doanh nhân.