Thường vào những ngày hè, bé hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "kinh nghiệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé.
Cũng với những kinh nghiệm truyền miệng trên, mẹ bé Tít lại thích tắm cho con bằng nước dừa với mong muốn da Tít hết rôm và trắng dần lên. Bởi lẽ cu cậu từ hồi lọt lòng cho đến tận bây giờ đã 2 tuổi mà da vẫn ngày càng đen. Nhưng mẹ mới tắm nước dừa nguyên chất cho Tít được vài ngày thì thấy da bé nổi vài nốt li ti, mọi người cho là do nóng và tiếp tục tắm. Đến khi Tít bỏ bú, sốt cao, cả nhà mới vội đưa bé đi cấp cứu. Đưa Tít đi bác sĩ, kết quả khám cho thấy, bé bị nhiễm khuẩn da và đang có dấu hiệu nhiễm trùng.
Theo các bác sĩ nhi khoa, tắm nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì lượng đường nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da của bé rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.
Cũng giống như mẹ Tít, không ít các bà mẹ khác cũng có quan niệm tương tự. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới; nếu bé bị lở chốc, mụn nhọt thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa cứt lợn, rau chân vịt; muốn tắm cho thơm thì dùng lá mùi tươi, hạt mùi, lá chanh. Khi bé bị chàm sữa (bệnh xảy ra nhiều ở bé 3-6 tháng), ngoài việc tắm lá, có gia đình còn lấy tôm hoặc nhai bã trầu xát vào, khiến bé bị tổn thương nặng nề.
Thực tế, đây chỉ là những biện pháp truyền miệng, chưa có cơ sở chứng minh tác dụng. Từ xưa đến nay, dân gian vẫn thường dùng cây cỏ để tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng bệnh của bé cũng như tác dụng của từng loại lá, có thể sẽ làm bệnh của bé càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với những bé đã mắc bệnh ngoài da.
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, trong Đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Hơn nữa, dù nhiều loại lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất tốt cho da, tuy nhiên không phải da của bé sơ sinh nào cũng thích ứng được với những loại nước lá và quả đó. Bởi ở bé, da rất yếu và mỏng, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, cha mẹ phải hết sức cẩn thận khi quyết định dùng lá để tắm cho con.
Theo bác sĩ nhi khoa, đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì cha mẹ có thể lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm cho con. Tuyệt đối không lấy nước dừa tắm cho bé vì không có tài liệu nào hướng dẫn như vậy.
(Theo Maskonline)
Bài viết liên quan: chăm sóc sau sinh tại nhà – chăm sóc trẻ sơ sinh – làm đẹp sau sinh
Tin liên quan:
* Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách chữa bệnh khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
* Chăm sóc sau sinh tại nhà: Giảm eo với phương pháp Jumba
* Làm đẹp sau sinh: Bí ấn nghệ mặt hạ thổ xứ Huế
* Gói dịch vụ: Gói chăm sóc VIP
* Gói dịch vụ: Liệu trình cơ bản
Hiện nay có một số Website sao chép bài viết của Viet-care để làm tư liệu cho Website của mình. Viet-care đề nghị các Website khi sao chép bài phải để rõ nguồn bài viết từ " Viet-care , chăm sóc sau sinh"
|
Vị khách hàng mà blog Viet-Care muốn giới thiệu cho các bạn ngày hôm nay là một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp và thân thiện của hãng hàng không Vietnam Airlines.
Hãy cùng Blog Viet-Care chia sẻ để cảm nhận đôi điều về phía sau sự thành đạt của các nữ doanh nhân.